Tượng Vua Cha Ngọc Hoàng sơn giả cổ
- Giới thiệu sản phẩm
- Cam kết chất lượng
- Bảo hành sản phẩm
Đôi nét về Vua Cha Ngọc Hoàng
Vua Cha Ngọc Hoàng hay còn gọi là Ngọc Hoàng Thượng Đế, là vị Vua của Thiên Đình, cai quản toàn bộ bầu trời, mặt đất, biển cả, và cõi âm phủ. Ngọc Hoàng đứng đầu tất cả các Thần, Tiên,Thánh, Nhân; có quyền lực tối cao với các quyền năng tự nhiên như mây mưa sấm chớp, nước lửa... Ngọc Hoàng có quyền ra lệnh cho các vị thần thực hiện các ý định của mình, thường là những điều tốt đẹp. Ngọc Hoàng cũng là người xét phong cho các vị thần, hoặc xét phạt các Thần tiên và Thánh nhân.
Nam Tào và Bắc Đẩu là hai trợ thủ đắc lực của Ngọc Hoàng Đại Đế. Bắc Đẩu trông coi việc Tử ở nhân gian, Bắc Đẩu ngồi quay mặt về hướng Nam. Đối lập với Bắc Đẩu là Nam Tào, ngồi quay lưng lại hướng Bắc, trông coi bộ Sinh tại nhân gian.
Tượng Vua Cha Ngọc Hoàng đạo Phật
Trong các ngôi Chùa Việt, tượng thần của Đạo giáo hiện diện khá phổ biến, tiêu biểu là bộ ba Ngọc Hoàng - Nam Tào - Bắc Đẩu; hay bộ đôi Nam Tào - Bắc Đẩu. Các vị thần Đạo giáo này thường được đặt ở lớp tượng thứ tư hoặc thứ năm trên Phật điện, sát với lớp tượng Cửu Long/ Thích Ca Sơ Sinh.
Ở các Chùa Việt tại Bắc Bộ, các lớp tượng thờ từ trên xuống tại Chính Điện (Tam Bảo) gồm các lớp tượng:
- Lớp thứ nhất: Trên cùng là tượng Tam Thế Phật, tên đầy đủ là Tam Thế Tam Thiên Phật.
- Lớp thứ hai: Bộ tượng Di Đà Tam Tôn mang tính chất tuyên ngôn cho Phật giáo bởi đại điện cho từ tâm và trí tuệ.
- Lớp thứ ba: Bộ tượng Thích Ca Niêm Hoa, với mô hình nhất Phật nhị Tôn giả.
- Lớp thứ tư: Tượng Tuyết Sơn mô tả quá trình bảy năm tu khổ hạnh của Đức Thích Ca.
- Lớp thứ năm: Bộ tượng Di Lặc Tam Tôn. Tuy có mô hình nhất Phật nhị Bồ Tát nhưng ở mỗi Chùa lại có sự khác nhau.
- Lớp thứ sáu: Tòa Cửu Long ở giữa, bên trái là Đế Thiên (Indra - Ngọc hoàng: Vua của cõi trời sắc giới, cõi có hình tướng); và bên phải là Đế Thích (Brama: Vua của cõi trời dục giới, cõi không còn hình tướng nhưng vẫn còn dục vọng, ham muốn).
- Tượng Nam Tào, Bắc Đẩu: Phía trước tòa Cửu Long còn có tượng Nam Tào (mũ đỏ, quần áo đỏ, mặt đỏ), Bắc Đẩu (mũ đen, quần áo đen, mặt đen). Sự xuất hiện hai vị tinh quân này trên Phật điện là do tư duy dân gian. Có chùa thờ đủ bốn vị phù trợ tòa Cửu Long như chùa Mía, chùa Tây Phương, có chùa chỉ có hai vị Vua trời như chùa Bối Khê (Hà Nội). Bốn vị này có nơi được thay bằng tượng Tứ Bồ Tát như ở Chùa Bút Tháp, tạo hình tướng nữ trong dáng đứng. Ở Chùa Mía, Tứ Bồ Tát đứng ở hai bên Phật điện phía gian ngoài. Ở Chùa Dâu (Bắc Ninh), Tứ Bồ Tát đứng trong gian thờ Đức Pháp Vân, Pháp Vũ.
Tượng Vua Cha Ngọc Hoàng trong đạo Mẫu
Trong đạo Mẫu của Việt Nam, Ngọc Hoàng được gọi là Vua Cha Ngọc Hoàng, là Cha của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, là đấng thần chủ tối cao. Ngọc Hoàng được cho là ở và làm việc tại một cung điện trên trời gọi là Thiên Phủ, nơi có rất nhiều tiên nữ hầu hạ, và các Thiên tướng, Thiên binh canh gác. Là vị Thánh cao nhất trong đạo Mẫu nên Ngọc Hoàng thượng đế thường có ban thờ riêng trong các Đền và Phủ thuộc hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu - Tam Tứ Phủ.
Điện thờ Tam Tứ Phủ có 3 ban chính: Ở giữa là ban Công đồng, bên phải là ban Trần Thiều, bên trái là ban Sơn Trang.
Thứ tự sắp xếp tượng thờ tại Điện thờ được xếp theo thứ tự từ trên xuống thấp như sau:
- Lớp thứ nhất: Tượng Quán Thế Âm Bồ Tát hoặc tượng Phật bà Chuẩn Đề/ tượng Phật Thiên thủ Thiên nhãn.
- Lớp thứ hai: Tượng Vua Cha Ngọc Hoàng, hai bên là tượng quan Nam Tào và Bắc Đẩu.
- Lớp thứ ba: Tượng Tam tòa Thánh Mẫu.
- Lớp thứ tư: Tượng Ngũ vị Tôn Quan.
- Lớp thứ năm: Tượng Tứ phủ Chầu Bà.
- Lớp thứ sáu: Tượng Tứ phủ Ông Hoàng (như Ông Hoàng Bơ, Ông Hoàng Bảy, Ông Hoàng Mười, Ông Hoàng cả Thượng Thiên).
- Lớp thứ bảy: Tượng Tứ phú Tiên Cô (Tứ phủ Thánh Cô).
- Lớp thứ tám: Tượng hai Cậu Bé ở phía dưới hai bên Công đồng.
- Lớp thứ chín: Thờ Ngũ Hổ ở dưới hạ ban Công đồng; Quan Bạch, Quan Xà bên trên trần.
- Ngoài ra phía ngoài Điện thờ sẽ có 1 lầu Cô, 1 lầu Cậu. Đôi khi lầu Cô, lầu Cậu được đặt thờ ở hai bên cửa trong Điện thờ. Phía ngoài sân Điện có thờ tượng Mẫu Cửu Trùng Thiên (Mẫu Thượng Thiên).
Thông số kỹ thuật chung
- Kích thước: Phụ thuộc vào diện tích không gian thờ.
- Chất liệu gỗ: Gỗ Mít/ Hoặc theo yêu cầu.
- Chất liệu sơn: Sơn ta/ Sơn PU.
- Chất liệu lót: Sơn son thếp Vàng/ thếp Bạc phủ hoàng kim (đối với hàng sơn phủ).
- Sử dụng trong các ngôi Chùa, gian thờ Phật tại gia, nơi thờ cúng linh thiêng...
- Giá thành: Tùy theo kích thước, chất liệu gỗ, chất liệu sơn và mẫu sản phẩm.
- Tuổi thọ: Lên đến hàng trăm năm (với điều kiện môi trường tốt), càng lâu năm càng có giá trị cổ xưa.
Sản phẩm Tượng Phật Sơn Đồng hay Tượng Thờ Mẫu - Tam Tứ Phủ và các sản phẩm Đồ Thờ Gỗ khác của Đồ Thờ Làng Sơn Đồng.com được làm thủ công, hoàn toàn bằng gỗ tốt. Dáng, diện tượng và họa tiết được chế tác rất tinh xảo và có hồn. Được rất nhiều khách hàng đánh giá cao cả về mẫu mã, chất lượng và thái độ phục vụ. Chúng tôi có đa dạng mẫu đẹp và cách thức hoàn thiện để Quý khách hàng lựa chọn (như: Sơn son thếp phủ/ tượng mới sơn giả cổ - làm theo lối cổ/ sơn PU...). Ngoài các mẫu đang sử dụng, chúng tôi có thể làm theo mẫu mà khách hàng yêu cầu.
-------------------------------------------------------------------------------
Bố trí Đồ thờ - Tượng Phật tại Tam Bảo (Chính điện)
Trong không gian chùa Việt (Bắc Bộ), từ kiến trúc, bài trí, tượng thờ, pháp khí, cho đến cây cối được trồng trong di tích đều ẩn chứa những cấu tứ sâu sắc bởi ý nghĩa minh triết của Phật giáo hòa quyện với ước vọng cầu mùa của người Việt. Nếu bố cục ngôi chùa theo kiểu “nội Công ngoại Quốc” là hình thức phổ biến hơn cả thì nhìn chung Chùa bao gồm một điện thờ hình chữ “Công”, một dãy hành lang bao quanh ba mặt và một sân rộng. Khu trung tâm là điện thờ Phật của Chùa, thông thường bao gồm ba ngôi nhà nằm kế tiếp nhau, lần lượt là Tiền đường - Thượng điện - Nhà Tổ, Nhà Mẫu...
Chính Điện hay Tòa Thượng Điện còn gọi là Tam Bảo (hay Đại Hùng Bảo Điện). Chính Điện bao giờ cũng là nơi trung tâm của sự thờ cúng trong Chùa. Ở đây có nhiều lớp bàn thờ làm thành nhiều bậc từ cao xuống thấp. Vị trí - bố trí các tượng được thay đổi linh hoạt theo từng Chùa và đắc đạo của đức Phật, đồng thời biểu hiện các triết lý của đạo Phật.
Tham khảo thêm 1 số mẫu Tượng Phật gỗ: Tượng Tam Thế Phật, Tượng A Di Đà, Tượng Thế Tôn (Thích Ca Niêm Hoa), Tượng Thế Chí - A Nan - Ca Diếp, Tượng Quán Thế Âm Bồ Tát, Tượng Chuẩn Đề, Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn, Tượng Văn Thù - Phổ Hiền, Tượng Vua Cha Ngọc Hoàng và Nam Tào - Bắc Đẩu, Tượng Dược Sư, Toà Cửu Long - Thích Ca Đản Sanh, Tượng Đức Ông - Đức Thánh Hiền và Thị giả, Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát, Tượng Di Lặc - Tuyết Sơn - Niết Bàn, Tượng Quan Âm Thị Kính - Quan Âm Toạ Sơn, Tượng Tam Tổ Trúc Lâm và Đạt Ma, Bộ Tượng Tây Phương Tam Thánh, Tượng Thích Ca Bổn Sư - Di Đà Tiếp Dẫn, Tượng Hộ Pháp, Tượng Bát Bộ Kim Cương - Thập Điện Diêm Vương - Thập Bát La Hán, Tượng Thờ Linh Vật...
Để sản phẩm được sản xuất với chất lượng tốt nhất, chúng tôi sẽ cử người đến khảo sát không gian và tư vấn mẫu mã, kích thước cho phù hợp phong thủy. Không chỉ tại Hà Nội, chúng tôi còn cung cấp Đồ thờ Tượng phật trên khắp cả nước. Hoặc Quý khách hàng chỉ cần để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn chi tiết.
Đồ Thờ Làng Sơn Đồng.com là một trong những cơ sở chế tác Đồ thờ – Tượng Phật có uy tín tại làng nghề. Gắn liền với tên tuổi của làng nghề, chúng tôi tự hào cam kết về chất lượng sản phẩm cung cấp tới Quý khách hàng.
Giá thành hợp lý
Chính sách giá cạnh tranh trên thị trường
Chất lượng sản phẩm
Cam kết gỗ thật 100%. Sản xuất bởi các nghệ nhân và đội ngũ thợ có tay nghề cao
Vận chuyển toàn quốc
Miễn phí vận chuyển và lắp đặt trong phạm vi lên tới 30 km
Hoàn thành đúng hẹn
Cam kết hoàn thiện đúng thời gian khách hàng yêu cầu
Bảo hành lâu dài
Chính sách bảo hành sản phẩm từ 05 – 20 năm
Bảo hành chất liệu gỗ từ 05 đến 20 năm mối mọt – áp dụng với từng loại sản phẩm do Đồ Thờ Làng Sơn Đồng.com cung cấp. Cơ sở sản xuất Đồ Thờ Làng Sơn Đồng.com áp dụng chính sách bảo hành linh hoạt, hướng lợi ích về phía khách hàng nên quý khách có thể hoàn toàn yên tâm. Trong quá trình sử dụng, hầu hết các dịch vụ phát sinh khi bảo dưỡng sản phẩm đều được hỗ trợ linh động.
Các dịch vụ được miễn phí trong thời gian bảo hành:
- Sửa chữa, khắc phục lỗi do nhà sản xuất.
- Trong thời gian bảo trì: Được hỗ trợ phí nhân công sửa chữa – khắc phục lỗi hỏng hóc, khách chịu chi phí thay mới linh kiện (nếu có).
Trường hợp từ chối bảo hành miễn phí:
- Quá thời gian bảo hành.
- Hư hỏng trong quá trình vận chuyển do đơn vị khác thực hiện.
- Hao mòn tự nhiên hoặc gặp thiên tai trong quá trình sử dụng, khách hàng để sản phẩm bị ẩm, mốc, tiếp xúc với nhiệt độ cao (làm lão hóa bề mặt sơn, trầy xước, bong tróc, rạn nứt, cong vênh).
- Sản phẩm bị thay đổi so với kết cấu, thiết kế ban đầu.
- Sản phẩm bị biến dạng cơ học do lỗi của người sử dụng.
- Khách hàng đã tự sửa chữa hoặc đã nhờ bên thứ 3 can thiệp.
Sữa chữa có tính phí:
- Với đặc thù sản phẩm được làm 100% từ gỗ tự nhiên, vì vậy chúng tôi luôn điều chỉnh chính sách hay các hạng mục bảo hành thật linh hoạt giúp Quý khách hàng có thể yên tâm sử dụng mà không lo hỏng hóc tốn kém chi phí.
- Trường hợp gặp những sự cố bị từ chối bảo hành, Quý khách nên gọi điện ngay tới cơ sở Đồ Thờ Làng Sơn Đồng.com, chúng tôi sẽ cử đội ngũ thợ tay nghề cao tới trực tiếp kiểm tra và khắc phục mọi hư hỏng sản phẩm gặp phải với tiêu chí chính là hỗ trợ khách hàng. Chi phí ngoài bảo hành thường vẫn là miễn phí, phát sinh phí rất rẻ liên quan tới những phần cần thay mới hoặc sơn lại theo yêu cầu.
Quý khách có thắc mắc, khiếu nại về vấn đề bảo hành hay mua hàng, vui lòng liên hệ: Hotline: 0983 500 117