Tượng Tứ Phủ Chầu Bà sơn giả cổ đẹp
- Giới thiệu sản phẩm
- Cam kết chất lượng
- Bảo hành sản phẩm
Đôi nét về tượng Tứ Phủ Chầu Bà
Tứ phủ Chầu Bà hay Tứ phủ Thánh Chầu là các vị thánh nữ thay quyền Thánh Mẫu cai quản khắp bốn phủ.
Các vị hiện diện ở khắp bốn phủ là: Thiên phủ, Nhạc phủ, Thoải phủ và Địa phủ. Vì vậy, các vị được gọi là Tứ phủ Chầu Bà. Trong thần điện và trong nghi lễ hầu đồng, các Thánh Chầu thường mặc màu áo khác nhau theo từng phủ, đứng sau Ngũ Vị Tôn Ông, đứng trước Tứ phủ Thánh Hoàng, Tứ phủ Thánh Cô và Tứ phủ Thánh Cậu.
Hiện nay, trong hệ thống thờ tự của Tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ chưa có sự thống nhất về số lượng các vị Thánh Chầu nhưng theo dân gian thì Tứ phủ Chầu Bà gồm 12 vị, cai quản khắp trên rừng dưới nước, khắp bốn phương tám hướng trên đất Việt Nam ta.
Chầu Bà Đệ Nhất (Đệ Nhất Thượng Thiên Công Chúa): Bà được phong tước Đệ Nhất Hoa Nương Công Chúa làm việc Thượng Thiên. Chầu Bà Đệ Nhất được dân ta huyền hóa qua đời thứ nhất mẫu Liễu giáng ở Vị Nhuế, Nam Định. Ngài là hiện thân của Thánh Mẫu Đệ Nhất, thuộc dòng đi tu, ít khi ngự đồng. Trang phục của Ngài là áo đỏ khăn hồng (khăn buồm). Ngài làm việc trong nội cung phủ Giầy.
Chầu Bà Đệ Nhị (Thượng Ngàn Công Chúa): Theo dân gian tương truyền là con gái gia đình người Mán ở Đông Cuông, tên húy là Lê Thị Kiệm, vợ của ông Hà Văn Thiên, người Tày được triều đình giao cai quản vùng Đông Cuông. Bà là hóa thân của Mẫu Đệ Nhị của Chúa. Bà là hình mẫu của dân ta trên cõi thượng ngàn. Chầu bà hạ sinh vào giờ Dần ngày Mão tháng Giêng năm Thân. Có tích nói ngày Mão tháng Mão năm Thân thuộc thời Lê là con vua Đế Thích thiên đình. Ngày tiệc của Bà là ngày Mão đầu tiên của năm. Bà được giao quyền cai quản 36 động Sơn Trang. Đền thờ chính tại Đền Đông Cuông.
Chầu Bà Đệ Tam (Đệ Tam Thủy Tinh Công Chúa): Chầu Bà Đệ Tam có tên đầy đủ là Đệ Tam Thủy Tinh Công Chúa, là sự hiện hóa của Mẫu Đệ Tam. Đền thờ bà ở đền Rồng, đền Nước, đền Hàn Thanh Hóa, đền Mẫu Thoải Lạng Sơn và các cửa sông cửa bể.
Chầu Bà Đệ Tứ Khâm Sai (Đệ Tứ Tùy Tòng Công Chúa): Theo tương truyền là bà Chiêu Dung công chúa, là tùy tướng của Hai Bà Trưng, một trong tám tướng hồng nương. Nhiệm vụ: Chầu là tùy tòng hầu cận bên Mẫu Tam Tòa, làm việc nội cung quản lý sổ sách trần gian. Chầu Bà mặc áo vàng chít khăn buồm, hiện bà được thờ ở Đền phủ Giầy, đền Cây Thị Thanh Hóa, Đền Thượng Lào Cai, đền chầu đệ tứ Gia Lâm.
Chầu Bà Đệ Ngũ Suối Lân (Chầu Năm Suối Lân): Bà vốn là người Nùng, dưới thời Lê Trung Hưng. Bà trấn giữ cửa rừng suối Lân bên dòng sông Hóa, coi sóc khắp vùng sông Hóa. Bà giúp dân làm ăn, dạy dân đi rừng, làm nương. Sau này bà hiển linh phù trợ cho dân. Vì thế, đền thờ bà ngày nay nằm ở cửa Rừng suối Lân, Lạng Sơn.
Chầu Lục - Mế Lục Cung Nương, Lục Cung Đô Thống: Bà là hiện thân của Mẫu Liễu. Đền thờ bà nằm ở Hữu Lũng (đền 94) Lạng Sơn, Cây Xanh Tuyên Quang. Theo dân gian kể lại, Chầu Lục là con gái tù trưởng người Nùng Hữu Lũng Lạng Sơn, mẹ là công chúa nhà Trần.
Chầu Bảy Tân La, Chầu Bảy Kim Giao: Tương truyền bà vốn là người Mọi, giáng thế để giúp dân. Bà là tướng của Hai Bà Trưng, sinh ở Mỏ Bạch Thái Nguyên, khi thất thế bà hóa thân tại Tân La. Vì vậy, đền thờ chính của bà nằm ở Tân La, Mỏ Bạch, Thái Nguyên.
Chầu Bát - Chầu Tám Thượng Ngàn: Bà quê ở vùng Phượng Lâu, Bạch Hạc, dấy binh khởi nghĩa theo Hai Bà Trưng. Sau khi thất thủ, bà rút chạy từ Đồng Mỏ về Thái Bình ẩn náu trong chùa Tiên La. Khi giặc Hán phát hiện và bao vây, bà quyết một lòng kiên trung, mở đường máu tử tiết giữa sân chùa. Tiếng lành đồn xa, dân ghi nhớ công ơn của bà nên lập đền thờ. Ngoài Tân La, Thái Bình, đền thờ bà còn có ở Lạng Sơn.
Chầu Cửu - Chầu Chín Cửu Tinh: Bà vốn là tiên nữ trên thiên đình, giáng trần ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa, làm phúc giúp dân. Sau này khi thác, bà trở thành vị Chầu Bà kề cận, biên chép sổ sách bên Cửu Trùng Thiên Cung. Bà thường hay ngự đồng khi về các đền ở Phủ Giầy, Nam Định hay Đền Sòng, Thanh Hóa. Khi ngự đồng bà mặc áo đỏ (áo hồng).
Chầu Mười Đồng Mỏ - Mỏ Ba Công Chúa: Bà là con gái tù trưởng đất Đồng Mỏ, giỏi cung kiếm, có công giúp nước đánh giặc. Bà thường hay về ngự đồng với màu áo vàng. Đền thờ chính của bà nằm ngay sát cửa ải Chi Lăng, nơi bà trấn giữ năm xưa - đền Chầu Mười Đồng Mỏ hay Đền Mỏ Ba, tại xã Mỏ Ba, thị trấn Đồng Mỏ, Lạng Sơn.
Chầu Bé Bắc Lệ: Vốn là con gái người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn, bị giặc cưỡng bức, hòa mình xuống sông Bắc Lệ. Bà là hiện thân của Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn. Đền thờ chính của bà nằm ở Đền Công Đồng Bắc Lệ.
Chầu Bà Bản Đền - Bản Đền Công Chúa: Bà là hiện thân của các vị thánh Mẫu tùy vào bản đền hay địa phương mà bà hiển linh. Chính vì điều này mà bà thường người hầu Chầu Bà Bản Đền vào đầu năm thì mặc áo hồng khăn hồng, vào cuối năm thì mặc áo xanh, khăn xanh. Ngày nay, người ta ít biết đến bà hơn nhưng tại một số nơi vẫn hầu giá bà.
Thông số kỹ thuật chung
- Kích thước: Phụ thuộc vào diện tích không gian thờ.
- Chất liệu gỗ: Gỗ Mít/ Hoặc theo yêu cầu.
- Chất liệu sơn: Sơn ta/ Sơn PU.
- Chất liệu lót: Sơn son thếp Vàng/ thếp Bạc phủ hoàng kim (đối với hàng sơn phủ).
- Sử dụng trong các ngôi Chùa nhà Mẫu, Điện thờ, Phủ tại gia, nơi thờ cúng linh thiêng...
- Giá thành: Tùy theo kích thước, chất liệu gỗ, chất liệu sơn và mẫu sản phẩm.
- Tuổi thọ: Lên đến hàng trăm năm (với điều kiện môi trường tốt), càng lâu năm càng có giá trị cổ xưa.
Sản phẩm Tượng Thờ Mẫu - Tam Tứ Phủ hay Tượng Phật Sơn Đồng và các sản phẩm Đồ Thờ Gỗ khác của Đồ Thờ Làng Sơn Đồng.com được làm thủ công, hoàn toàn bằng gỗ tốt. Dáng, diện tượng và họa tiết được chế tác rất tinh xảo và có hồn. Được rất nhiều khách hàng đánh giá cao cả về mẫu mã, chất lượng và thái độ phục vụ. Chúng tôi có đa dạng mẫu đẹp và cách thức hoàn thiện để Quý khách hàng lựa chọn (như: Sơn son thếp phủ/ tượng mới sơn giả cổ - làm theo lối cổ/ sơn PU...). Ngoài các mẫu đang sử dụng, chúng tôi có thể làm theo mẫu mà khách hàng yêu cầu.
-------------------------------------------------------------------------------
Về Tam Phủ, Tứ Phủ
Trong điện thờ Thần Mẫu hiện nay tồn tại quan niệm về Tam phủ và Tứ phủ. Tứ phủ bao gồm 3 phủ trong Tam phủ (Thiên, Địa và Thoải) và thêm phủ Thượng Ngàn (Nhạc phủ). Hiện nay vẫn chưa có ai có thể chắc chắn Tam phủ và Tứ phủ của Đạo Mẫu có từ bao giờ. Tuy nhiên có thể tin rằng Tam phủ có trước Tứ phủ và việc tồn tại Phủ thứ tư là Nhạc phủ chính là một nét đặc thù của Đạo giáo Việt Nam.
Đạo Mẫu dung hòa nhiều yếu tố giữa Phật giáo và Đạo giáo. Vì vậy, có một số thần phật được đưa vào thờ cúng trong thần điện Tứ Phủ, chẳng hạn như Phật Thích Ca, Quán Thế Âm Bồ Tát, Ngọc Hoàng Thượng Đế... Những vị thần phật này thường được thờ ở ngôi cao hơn Thánh Mẫu. Tuy nhiên, về cơ bản tín đồ thường chỉ tập trung thờ tự và sinh hoạt tín ngưỡng xoay quanh hàng Thánh Mẫu trở xuống.
Bố trí đồ thờ, tượng thờ Mẫu - Tam Tứ Phủ tại Đền, Phủ, Điện thờ
Điện thờ Tam Tứ Phủ có 3 ban chính: Ở giữa là ban Công đồng, bên phải là ban Trần Thiều, bên trái là ban Sơn Trang.
Thứ tự sắp xếp tượng thờ tại Điện thờ được xếp theo thứ tự từ trên xuống thấp như sau:
- Lớp thứ nhất: Tượng Quán Thế Âm Bồ Tát hoặc tượng Phật bà Chuẩn Đề/ tượng Phật Thiên thủ Thiên nhãn.
- Lớp thứ hai: Tượng Vua Cha Ngọc Hoàng, hai bên là tượng quan Nam Tào và Bắc Đẩu.
- Lớp thứ ba: Tượng Tam tòa Thánh Mẫu.
- Lớp thứ tư: Tượng Ngũ vị Tôn Quan.
- Lớp thứ năm: Tượng Tứ phủ Chầu Bà.
- Lớp thứ sáu: Tượng Tứ phủ Ông Hoàng
- Lớp thứ bảy: Tượng Tứ phú Tiên Cô (Tứ phủ Thánh Cô).
- Lớp thứ tám: Tượng hai Cậu Bé ở phía dưới hai bên Công đồng.
- Lớp thứ chín: Thờ Ngũ Hổ ở dưới hạ ban Công đồng; Quan Bạch, Quan Xà bên trên trần.
- Ngoài ra phía ngoài Điện thờ sẽ có 1 lầu Cô, 1 lầu Cậu. Đôi khi lầu Cô, lầu Cậu được đặt thờ ở hai bên cửa trong Điện thờ. Phía ngoài sân Điện có thờ tượng Mẫu Cửu Trùng Thiên (Mẫu Thượng Thiên).
Tham khảo thêm 1 số mẫu Tượng thờ Mẫu - Tam Tứ Phủ: Tượng Vua Cha Ngọc Hoàng - Nam Tào - Bắc Đẩu, Tượng Tam Toà Thánh Mẫu, Tượng Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên, Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn, Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ, Tượng Ngũ Vị Tôn Quan, Tượng Quan Lớn Đệ Nhất, Quan Lớn Đệ Nhị, Quan Lớn Đệ Tam, Quan Lớn Đệ Tứ, Quan Lớn Đệ Ngũ, Tượng Tứ Phủ Chầu Bà, Tượng Tứ Phủ Ông Hoàng, Ông Hoàng Cả, Ông Hoàng Bơ, Ông Hoàng Bảy, Ông Hoàng Mười, Tượng Tứ Phủ Tiên Cô, Tượng Cô Bơ, Tượng Cô Chín, Tượng Cô Đôi Thượng Ngàn, Tượng Cô Năm Suối Lân, Tượng Chúa Sơn Trang, Động Chúa Sơn Trang, Tượng Trần Triều - Nhị Vị Vương Cô, Tượng Cô - Tượng Cậu, Lầu Cô - Lầu Cậu, Tượng Mẫu Cửu Trùng Thiên, Khám Thờ Tượng...
Để sản phẩm được sản xuất với chất lượng tốt nhất, chúng tôi sẽ cử người đến khảo sát không gian và tư vấn mẫu mã, kích thước cho phù hợp phong thủy. Không chỉ tại Hà Nội, chúng tôi còn cung cấp Đồ thờ Tượng phật trên khắp cả nước. Hoặc Quý khách hàng chỉ cần để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn chi tiết.
Đồ Thờ Làng Sơn Đồng.com là một trong những cơ sở chế tác Đồ thờ – Tượng Phật có uy tín tại làng nghề. Gắn liền với tên tuổi của làng nghề, chúng tôi tự hào cam kết về chất lượng sản phẩm cung cấp tới Quý khách hàng.
Giá thành hợp lý
Chính sách giá cạnh tranh trên thị trường
Chất lượng sản phẩm
Cam kết gỗ thật 100%. Sản xuất bởi các nghệ nhân và đội ngũ thợ có tay nghề cao
Vận chuyển toàn quốc
Miễn phí vận chuyển và lắp đặt trong phạm vi lên tới 30 km
Hoàn thành đúng hẹn
Cam kết hoàn thiện đúng thời gian khách hàng yêu cầu
Bảo hành lâu dài
Chính sách bảo hành sản phẩm từ 05 – 20 năm
Bảo hành chất liệu gỗ từ 05 đến 20 năm mối mọt – áp dụng với từng loại sản phẩm do Đồ Thờ Làng Sơn Đồng.com cung cấp. Cơ sở sản xuất Đồ Thờ Làng Sơn Đồng.com áp dụng chính sách bảo hành linh hoạt, hướng lợi ích về phía khách hàng nên quý khách có thể hoàn toàn yên tâm. Trong quá trình sử dụng, hầu hết các dịch vụ phát sinh khi bảo dưỡng sản phẩm đều được hỗ trợ linh động.
Các dịch vụ được miễn phí trong thời gian bảo hành:
- Sửa chữa, khắc phục lỗi do nhà sản xuất.
- Trong thời gian bảo trì: Được hỗ trợ phí nhân công sửa chữa – khắc phục lỗi hỏng hóc, khách chịu chi phí thay mới linh kiện (nếu có).
Trường hợp từ chối bảo hành miễn phí:
- Quá thời gian bảo hành.
- Hư hỏng trong quá trình vận chuyển do đơn vị khác thực hiện.
- Hao mòn tự nhiên hoặc gặp thiên tai trong quá trình sử dụng, khách hàng để sản phẩm bị ẩm, mốc, tiếp xúc với nhiệt độ cao (làm lão hóa bề mặt sơn, trầy xước, bong tróc, rạn nứt, cong vênh).
- Sản phẩm bị thay đổi so với kết cấu, thiết kế ban đầu.
- Sản phẩm bị biến dạng cơ học do lỗi của người sử dụng.
- Khách hàng đã tự sửa chữa hoặc đã nhờ bên thứ 3 can thiệp.
Sữa chữa có tính phí:
- Với đặc thù sản phẩm được làm 100% từ gỗ tự nhiên, vì vậy chúng tôi luôn điều chỉnh chính sách hay các hạng mục bảo hành thật linh hoạt giúp Quý khách hàng có thể yên tâm sử dụng mà không lo hỏng hóc tốn kém chi phí.
- Trường hợp gặp những sự cố bị từ chối bảo hành, Quý khách nên gọi điện ngay tới cơ sở Đồ Thờ Làng Sơn Đồng.com, chúng tôi sẽ cử đội ngũ thợ tay nghề cao tới trực tiếp kiểm tra và khắc phục mọi hư hỏng sản phẩm gặp phải với tiêu chí chính là hỗ trợ khách hàng. Chi phí ngoài bảo hành thường vẫn là miễn phí, phát sinh phí rất rẻ liên quan tới những phần cần thay mới hoặc sơn lại theo yêu cầu.
Quý khách có thắc mắc, khiếu nại về vấn đề bảo hành hay mua hàng, vui lòng liên hệ: Hotline: 0983 500 117