Sự tích Quan Âm Thị Kính
Ngày đăng bài: 24/08/2021
Phật Quan Âm Thị Kính là câu chuyện của một người phụ nữ tên Thị Kính nhẫn nhục. Dù cho có chuyện gì đi nữa người vẫn cam chịu bởi giữ trọn một chữ tình, chữ tình ở đây là tình người. Câu chuyện được lưu chuyển được phim, người còn được ca ngợi bằng những lời ca.
Đôi khi chúng ta vẫn thường hỏi Phật Quan Âm Thị Kính như mọi người vẫn biết không nhỉ? Người cũng không phải là Phật Quan Thế Âm Bồ Tát.
Thị Kính tài sắc vẹn toàn
Ngày xửa ngày xưa, ông đắc đạo sắp thành Phật, kiếp nào từ bé đến lớn cũng giữ mình đức hạnh và thành bậc chân tu cứ luân hồi chuyển kiếp như vậy liên tiếp đến 9 lần, nhưng chưa kiếp nào được thành phật. Đến kiếp thứ 10, Đức Thích Ca muốn thử lòng, bắt vào đầu thai làm con gái một nhà họ Mãng nghèo hèn nhu nhược nhất làng ở nước Cao Ly (nay là một phần của bán đảo triều tiên).
Họ Mãng sinh được người con gái đặt tên nàng là Thị Kính. Nàng nổi tiếng tài sắc vẹn toàn nết na hiếu thảo.
Khi đến tuổi lấy chồng nàng được được gả cho Thiện Sĩ khá nhất làng bên. Nàng yêu quý bố mẹ chồng như bố mẹ đẻ hết mực tốn kính, phụng dưỡng.
Nỗi oan giết chồng của nàng Thị Kính
Thiện Sĩ là nho sĩ nên cuộc sống của hai vợ chồng rất mực hòa thuận, êm ấm.
Một hôm, khi thiện sĩ đang ngủ sau khi đọc sách. Thị Kính bỗng chợt thấy sợi râu mọc ngược trên khuôn mặt thanh tú của chàng. Sẵn trong tay đang cầm con dao nhíp khi may vá nên định cắt sợi râu. Giật mình Thiện Sĩ tỉnh giấc, thấy vợ cầm dao gần cổ tưởng rằng Thị Kính đang định giết mình nên la lên. Mặc cho Thị Kính giải thích Thiện Sĩ không tin đó là sự thật nên đã nghe theo lời cha mẹ bỏ vợ. Cha mẹ Thiện la lớn gọi cha mẹ Thị Kính đến nói những lời không hay trả nàng về nhà.
Do nỗi oan uất và muốn báo hiếu cha mẹ nên Thị Kính đã giả làm nam nhi xin lên chùa đi tu, lấy pháp danh là Kính Tâm.
Nỗi oan của Kính Tâm
Mọi chuyện tưởng như đã được êm ấm nhưng bất ngờ xảy ra cơ sự.
Thị Mầu con nhà trưởng giả giàu có trong vùng, vốn tính lẳng lơ. Thấy Kính Tâm có tướng mạo đẹp nên đã nhiều lần có ý. Nhưng Kính Tâm vẫn không màng. Do lẳng lơ nàng có thai với đầy tớ, bị cha phát hiện nàng kêu Kính Tâm là cha đứa trẻ trong bụng. Vì thế Kính Tâm bị làng đòi đến tra khảo. Kính Tâm kêu oan nhưng không dám tiết lộ thân phận của mình, nên đành cam chịu sự đánh đập tàn nhẫn.
Sư cụ thấy tiểu bị đánh đòn đau, thương tình, kêu xin với làng nộp khoán. Vì sợ ô danh chốn thiền môn nên dù thương xót Kính Tâm, sư cụ cũng phải để Kính Tâm ra ở mái tam quan chứ không được ở trong chùa nữa. Đủ ngày tháng, Thị Mầu sanh một đứa con trai mang bỏ đến cửa chùa. Kính Tâm thương nên nuôi, hàng ngày bế bé đi xin sữa chịu nhiều tiếng cười chê của người đời.
Sau khi con được 3 tuổi, Thị Kính do bị yếu qua loa rồi chết. Trước khi chết bà dặn con nuôi cầm bức thư đến cho cha mẹ. Sư vãi được cụ sai ra khâm liệm thi hài mới hay Kính Tâm là đàn bà. Nỗi oan tình của bà được tỏ và khi lá thư của bà về đến quê thì ai nấy lại đều biết bà không phải là gái giết chồng. Thiện Sĩ vội theo ông bà họ Mãng tới chùa làm lễ ma chay. Ai nấy đều nhận thấy rằng sư chịu đựng và nhẫn nhục của nàng từ bấy đến nay quả là cùng cực. Sư cụ làm lễ giải oan, làng bắt phú ông phải chi phí tang ma.
Phật Quan Âm Thị Kính
Giữa lúc cử hành đàn chay, một đám mây ngũ sắc, giữa trời từ từ hạ xuống trước đàn lễ. Đức Thích Ca Mâu Ni hiện ra, ngài nhận thấy Kính Tâm là người tu hành đắc đạo nên cho bà làm Phật Quan Âm để cho toàn gia đình bà được siêu thăng, linh hồn được về gặp nhau nơi cực lạc. Để tưởng nhớ ân đức cho đời sau gọi bà là Phật Quan Âm Thị Kính. Như ca ngợi sự nàng cam chịu bao nỗi oan Thị Kính đến vậy mà không hề oán trách trời và số phận, chỉ lấy từ tâm mà chiến thắng cảnh ngộ.
Chữ rằng nhẫn nhục nhiệm hòa,
Nhẫn điều khó nhẫn mới là chân tu.