Chia Sẻ - Tin Tức

Đức Phật có được thờ tại gia không?

Ngày đăng bài: 21/08/2021

Đặt bàn thờ đức Phật tại gia bạn đã bao giờ có ý định đó chưa? Bạn hoàn toàn có thể làm được điều đó. Bởi Phật luôn đại từ, đại bi với chúng sinh. Chỉ cần một điều duy nhất đó bạn có tâm hướng Phật.

Một năm có 12 tháng, mỗi tháng có một ý nghĩa khác nhau đối với từng người. Ví như tháng 2 là ngày sinh của bạn, hoặc tháng 3 là sinh nhật của con lớn nhà bạn… đó là những ngày mà suốt đời bạn không thể nào quên được. Nhưng tôi tin chắc rằng bạn sẽ luôn nhớ đến tháng 7 hàng năm như nhớ về người cha người mẹ đã chịu biết bao nhiêu cơ cực để nuôi bạn thành người.

Tháng 7 âm lịch ở Việt Nam

Ý nghĩa màu sắc bông hồng cài áo
Ý nghĩa màu sắc bông hồng cài áo ngày lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ

Như các bạn đã biết tháng 7 âm lịch hàng năm là tháng của cô hồn cũng chính là tết của người âm. Những người dương gian thường mua sắm các đồ để thắp hương cho người mất như tiền vàng, quần áo, xe, iphone... Những mô hình giống y hệt như người trần. Lễ vật cúng thường là cơm, cháo, bỏng gạo, xôi, chè kho, bánh đa, hoa quả hay gạo muối.

Trong tháng 7 có ngày lễ lớn đó là ngày xá tội vong nhân, ngày vu lan báo hiếu được diễn ra ở các ngôi chùa.

Sự tích Vu Lan báo hiếu

Vu lan báo hiếu bắt đầu từ câu chuyên đại ân đại đức của Mục Kiền Liên thoát khỏi địa ngục.

Mục Kiền Liên một trong 2 đại đệ tử của phật thích ca với lòng đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu lan có ý nghĩa ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung).

Theo kinh vu lan có chép, Mục Kiền Liên có mẹ Bà Thanh Đề đã qua đời. Sau khi đã theo phật, Kiền Liên đã chứng đắc quả vị A-la-hán, tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Do nhớ mẹ ông nên đã dùng phép của mình xuống địa ngục để thăm mẹ. Do mẹ mình trước đây đã gây nhiều nghiệp ác khi còn sống nên phải làm ngạ quỷ, phải chịu đói khát hành hạ khổ sở. Ông đã đem cơm xuống tận địa ngục để dâng mẹ. Nhưng kỳ lạ thay khi thức ăn đưa lên miệng thì bị hóa thành lửa đỏ.

Mục Kiền Liên quay về tìm phật để hỏi cách cứu mẹ, phật dạy rằng: "dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó". Và từ đó ngày lễ vu lan ra đời.

Tục lệ cài hoa trên áo

Sau khi lễ xong là đến phần mà mình thấy mừng nhất, đó là phần được tự mình cài bông hồng lên áo. Nếu như bạn vẫn còn cha mẹ thì là màu đỏ còn nếu như thiếu cha hoặc mẹ thì sẽ là bông màu trắng. Mình cảm thấy hạnh phúc vì mình vẫn còn cơ hội cài bông màu đỏ lên áo.

Ý nghĩa màu sắc bông hồng cài áo
Ý nghĩa màu sắc bông hồng cài áo ngày vu lan

Tục lệ Bông Hồng cài áo được xuất phát từ một chuyến công tác tại Nhật Bản của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Người Nhật đã cài lên ngực Thích Nhất Hạnh một hoa hồng trắng. Thấy làm lạ, thiền sư về tìm hiểu và nhận ra ý nghĩa cao đẹp của hành động này. Nhờ đó, tác phẩm vào năm 1962 mang tên "Bông Hồng Cài Áo" và bông hoa hồng làm biểu tượng cho lễ Vu Lan báo hiếu của nhà Phật bắt đầu được ra đời, và được nhạc sỹ Phạm Thế Mỹ phổ nhạc thành công.

Đóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó em
Thì xin em, thì xin anh
Hãy cùng tôi vui sướng đi...

Mùa Vu Lan năm trước

Để chuẩn bị cho ngày lễ mình thường ra sớm hơn, cùng các sư thầy chuẩn bị cho lễ, đi cùng mình là chị hàng xóm. Hai chị em thường đi chung vào ngày vu lan cũng được đôi lần. Năm nay con chị đã lớn hơn nên chị có thể đi sớm cùng mình được. Chứ mọi năm trước bận con cái chị chỉ sắm được cái lễ và ra gần sát đến giờ chỉ vài phút vì bận con nhỏ, nhà lại neo người. Năm nay chồng không phải đi công tác bé cũng đã hơn 2 tuổi nên chị thảnh thơi hơn. Đang chuẩn bị lễ cùng mình thì chị bảo chờ một lát. Sau buổi lễ mình mới biết chị ra chào anh giám đốc của công ty đưa mẹ đi lễ. Thoáng nhìn thấy bà năm nay cũng đã hơn 70 rồi. Anh dìu bà từng bước đi rất cẩn thận.

Mục Kiều Liên cứu mẹ
Hình ảnh Mục Kiều Liên cứu mẹ

Hỏi chị mới biết năm nay bà đã gần 75 tuổi, nhà ở cách đây gần 80 cây số. Mình vẫn nhớ tuy bước đi khó nhọc nhưng mặt bà vẫn thanh thản tự nhiên, không hề mệt. Bên cạnh anh còn một người phụ nữ có thể là vợ hoặc con gái bà. Nhưng thấy hai mẹ con thân thiết nên mình càng nghĩ là con gái của bà. Người đi cùng bà là con dâu, vợ của anh giám đốc. Có 2 người con trai và con gái út, nhưng bị bệnh nên không qua khỏi. Nhờ đức Phật nên bà mới vực dậy để nuôi đứa con trai thành người. Thấy mừng cho bà đã tìm được người con dâu hiếu thảo, bây giờ tìm một người con dâu ân cần chăm sóc tận tụy như vậy chắc là hiếm có.

Và sau một thoáng suy nghĩ mình cũng đã nhớ năm trước mình có gặp cụ cùng con dâu đến chùa này. Bởi chị trông rất sang dù ăn mặc giản dị, lại chu đáo chăm sóc bà, khi chị và bà ngồi cách mình hàng nghế phía trên.

Mùa Vu Lan năm nay 2021

Năm nay do covid, số lượng người mắc lên tới hàng trăm nghìn người, để kiểm soát dịch bệnh, nhà nước đang có chủ trương giãn cách xác hội nên mọi hoạt động ở nơi đông người tạm ngưng. Những năm trước thì mình trông ngóng cho đến ngày rằm tháng 7, thì nay chỉ mong càng lâu đến thôi. Nhưng hôm nay nhìn lịch thì đã là ngày 12 rồi, còn ba ngày nữa. Ôi, chắc không kịp nữa rồi.

Đem chuyện buồn này tâm sự với chị, thấy chị cũng đang có  tâm tư giống mình. Tự nhiên mới nhớ chuyện anh giám đốc và bà cụ. Chị hồ hởi kể. Bà giờ già yếu rồi nên không đi được chùa thường xuyên như trước kia vẫn làm. Đặc biệt là sau lần tai biến bà đi lại càng khó khăn. Sợ mẹ buồn nên anh đã xây thêm một phòng thờ để thờ đức Phật tại gia.

Cách lập ban thờ phật tại gia
Ban thờ Phật tại gia mà Đồ thờ làng Sơn Đồng .com đã thiết kế và thi công, tượng Phật được dát vàng 9999.

Chưa hết chị còn nhấn mạnh, trước khi lên kế hoạch xây dựng anh còn lên tận làng đồ thờ sơn đồng để tham khảo, tư vấn các mẫu tượng Phật A Di Đà và tượng tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát (tượng Phật Quan Âm), bởi anh biết mẹ anh rất tín Phật Quan Âm. Dù trong thời gian đó anh liên tục phải họp và kết nối với các bạn ở trong ngoài nước để xây dựng chiến lược kinh doanh mới nhằm đảm bảo doanh số “mùa covid”. Sau khi lựa được mẫu ưng ý, anh đã được https://dotholangsondong.com/ tư vấn về cách đặt như thế nào cho đúng. Anh còn chia sẻ thêm thờ Phật thiêng lắm, bởi trước kia anh thường khó ngủ. Từ khi thờ Phật tại gia trước khi đi ngủ anh thường niệm Phật anh thấy anh ngủ ngon hơn trước, sức khỏe tăng thêm. Chắc là do phật được các nghệ nhân của làng Sơn Đồng có tâm thổi hồn vào bức tượng nên anh thấy mình khỏe và yêu đời hơn mỗi ngày.

Cách lập ban thờ phật tại gia
Bản vẽ chi tiết ban thờ Phật tại gia mà Đồ thờ làng Sơn Đồng .com đã thiết kế và thi công
Ban thờ Phật tại gia
Tượng Phật, hoa Sen dát Vàng 9999
Ban thờ Phật
Hoàn thiện Ban thờ Phật tại gia

Những lưu ý khi đặt tượng Phật nói chung và tượng Phật A Di Đà, tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát... nói riêng:

Đặt bàn thờ đức Phật tại gia

Bàn thờ Phật phải được lập ở sảnh giữa nhà với mặt lưng áp vào tường, còn mặt chính diện quay ra hướng cửa chính của nhà. Tuyệt đối không lập bàn thờ Phật ở hướng đối diện với phòng ngủ, bếp, lò và nhà vệ sinh. Không được dựa mặt lưng bàn thờ Phật vào cầu thang, tường nhà vệ sinh và tường nhà tắm. Không đặt tượng hướng Đông Bắc nhìn về hướng Tây Nam và ngược lại bởi đây đều là hướng Ngũ Quỷ. Đặc biệt là không được thờ Phật trong phòng ngủ. Như vậy được xem là bất kính với đức Phật.

Bàn thờ Phật phải được đặt ở những vị trí cao nhất trong nhà, không được xếp ngang hàng hoặc dưới gia tiên bởi vì Phật là bậc Viên Giác của tất cả chúng sinh.

Nên thờ Phật bằng cái tâm của mình không vì mục đích tạo ra của cải, hoặc mang nhiều lợi như thế là sai ý nghĩa của việc thờ Phật. Vì vậy trước khi thờ Phật hãy tu luyện cho tâm tính của mình bớt Tham Sân Si đi đã. Khi chúng ta thấy đủ mới thấy tĩnh trong tâm hồn như vậy thì mới có thể hạnh phúc được.

Lưu ý bàn thờ phải là mới, không được lấy gỗ đã qua sử dụng. Như vậy là tâm bất kính với đức Phật.

Mẫu ban thờ Phật tại gia đẹp
Ban thờ Phật tại gia cho nhà chung cư sơn PU

Bàn thờ Phật tại gia cũng phải đảm bảo?

Cần dọn dẹp và lau chùi bàn thờ Phật mỗi ngày để bàn thờ Phật luôn tinh tươm.
Và thắp nhang trên bàn thờ Phật 2 ngày/ lần vào khoảng 6 giờ sáng và 6 giờ tối. Sau khi thắp nhang, Phật tử nên kết hợp quỳ lạy hoặc sám hối trước bàn thờ Phật.

Lễ Phật cần phải lưu ý điều gì:

Trong Đà La Ni Tập Kinh, quyển 6 chép: “Hoa có mùi hôi, cây gai sanh hoa, hoa có vị đắng cay, hoa không có tên... đều không nên đem cúng. Vậy loại hoa nào được dâng lên đức Phật?

Bạn cũng cần phải lưu ý vái và lạy Phật 3 lần đó nhé. 

>> Xem thêm bài viết những lưu ý khi đi chùa cúng Phật chúng mình đã chia sẽ rất rõ khi dâng hoa phật Phật A Di Đà, Phật Quan Thế Âm Bồ Tát.

Hoàn thiện sản xuất, thi công và lắp đặt cung thờ, thếp vàng 9999
10
01/2022

Hoàn thiện sản xuất, thi công và lắp đặt cung thờ, thếp vàng 9999
Tổng quan công trình Tên công trình: Phòng thờ Biệt thự liền kề. Địa điểm: Cầu Giấy – Hà Nội. Chất liệu sử dụng: Gỗ Hương đá nhập khẩu. Hình thức sơn: Sơn son thếp vàng. Chất liệu thếp: Vàng ta (9999). Chi phí: Liên hệ (Đt: 0983.500.117). Bối cảnh Vào tháng 5-2021, được sự [...]
Xem thêm
Tôn tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn cùng Kim Đồng Ngọc Nữ
30
12/2024

Tôn tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn cùng Kim Đồng Ngọc Nữ
Tổng quan công việc Tên sản phẩm: Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn, 2 tượng Kim Đồng và Ngọc Nữ. Địa điểm bàn giao: Đường Giải Phóng, Hà Nội. Chất liệu sử dụng: Gỗ Mít. Chất liệu sơn: Sơn thếp vàng truyền thống, phấn phủ vẽ diện. Tình trạng: Đã bàn giao. Chi phí: Liên hệ [...]
Xem thêm
Khám và Tượng cô Bơ cô Chín cùng Nhị vị hầu cận
03
12/2024

Khám và Tượng cô Bơ cô Chín cùng Nhị vị hầu cận
Tổng quan công việc Tên sản phẩm: Tượng cô Bơ cô Chín, 2 tượng hầu cận và Khám tượng. Địa điểm bàn giao: Nhà Bè, Tp.HCM. Chất liệu sử dụng: Tượng gỗ Mít, khám gỗ Dổi. Chất liệu sơn: Sơn son thếp vàng truyền thống. Tình trạng: Đã bàn giao. Chi phí: Liên hệ (Đt [...]
Xem thêm
Bàn giao Bàn thờ Gia tiên, bàn thờ Phật cho phòng thờ Chung cư
29
11/2024

Bàn giao Bàn thờ Gia tiên, bàn thờ Phật cho phòng thờ Chung cư
Tổng quan công việc Tên sản phẩm: 2 Bàn thờ nhị cấp, Sập lễ, Tủ cơm. Địa điểm bàn giao: Chung cư D’ Capitale Trần Duy Hưng, hà Nội. Chất liệu sử dụng: Gỗ Dổi Lào. Chất liệu sơn: Sơn PU phủ bóng mờ. Tình trạng: Đã bàn giao. Chi phí: Liên hệ (Đt + [...]
Xem thêm
Tượng Quan Ngũ Hổ bàn giao lên Chùa Liên Trì - Quốc Oai - Hà Nội
12
10/2024

Tượng Quan Ngũ Hổ bàn giao lên Chùa Liên Trì - Quốc Oai - Hà Nội
Tổng quan công việc Tên sản phẩm: Tượng Quan Ngũ Hổ (Ngũ Dinh). Địa điểm bàn giao: Chùa Liên Trì, Quốc Oai, Hà Nội. Chất liệu sử dụng: Gỗ Mít. Chất liệu sơn: Sơn Thếp Phủ truyền thống. Tình trạng: Đã bàn giao. Chi phí: Liên hệ (Đt + Zalo: 0983.500.117). Hình ảnh thực tế [...]
Xem thêm
Hoàn thiện và bàn giao tượng Tiêu Diện và Vi Đà Hộ Pháp
12
10/2024

Hoàn thiện và bàn giao tượng Tiêu Diện và Vi Đà Hộ Pháp
Tổng quan công việc Tên sản phẩm: Tôn tượng Tiêu Diện Đại Sĩ và Vi Đà Hộ Pháp. Địa điểm bàn giao: Chùa Phước Hưng, Văn Lâm, Hưng Yên. Chất liệu sử dụng: Gỗ Mít. Chất liệu sơn: Sơn Thếp Phủ truyền thống. Tình trạng: Đã bàn giao. Chi phí: Liên hệ (Đt + Zalo: [...]
Xem thêm
Hoàn thiện sản xuất và lắp đặt Đồ thờ tại Vĩnh Bảo - Hải Phòng
28
09/2024

Hoàn thiện sản xuất và lắp đặt Đồ thờ tại Vĩnh Bảo - Hải Phòng
Tổng quan công việc Tên sản phẩm: Đồ thờ tự ngôi Từ Đường. Sản phẩm: Bàn thờ (2 bàn), Cuốn thư, Câu đối, Cửa võng (3 bộ), Hạ xà. Địa điểm lắp đặt: Vĩnh Bảo – Hải Phòng. Chất liệu sử dụng: Bàn thờ gỗ Mít, đồ thờ gỗ Dổi. Chất liệu sơn: Sơn thếp [...]
Xem thêm
Lắp đặt hoàn thiện Cung thờ Ngọc Hoàng và Ông Hoàng Mười tại Nghệ An
08
08/2024

Lắp đặt hoàn thiện Cung thờ Ngọc Hoàng và Ông Hoàng Mười tại Nghệ An
Tổng quan công việc Tên sản phẩm: Cung thờ Vua Cha Ngọc Hoàng và Ông Hoàng Mười. Sản phẩm: Tượng Ngọc Hoàng, tượng Hoàng Mười, Khám thờ tượng, Sập thờ hai dạ, Cửa võng Cửu Long. Địa điểm nhận: Thành phố Vinh, Nghệ An. Chất liệu sử dụng: Tượng gỗ Mít, đồ thờ gỗ Dổi. [...]
Xem thêm
Bàn giao Tượng Thánh cùng Khám thờ, Cửa Võng ở Lương Tài - Bắc Ninh
20
07/2024

Bàn giao Tượng Thánh cùng Khám thờ, Cửa Võng ở Lương Tài - Bắc Ninh
Tổng quan công việc Tên sản phẩm: Tượng Thánh, Khám thờ cùng Cửa Võng. Địa điểm nhận: Lương Tài, Bắc Ninh. Chất liệu sử dụng: gỗ Mít và gỗ Dổi. Chất liệu sơn: Sơn son thếp vàng truyền thống. Tình trạng: Đã bàn giao. Chi phí: Liên hệ (Đt + Zalo: 0983.500.117). Hình ảnh thực [...]
Xem thêm

Thư viện mẫu

Không gian Thờ cúng là chốn tôn nghiêm, trang trọng. Là nơi lưu giữ nguồn cội, khơi gợi lòng tự hào, nhắc nhở mỗi người hướng về cội nguồn và sống sao cho xứng đáng với Tổ tiên. Với mong muốn giữ gìn bản sắc dân tộc, hướng tới đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, Đồ Thờ Làng Sơn Đồng.com tổng hợp và giới thiệu một số mẫu không gian thờ đẹp, thiết kế phù hợp cho từng không gian từ truyền thống đến hiện đại.

Liên hệ ngay
với chúng tôi