Chia Sẻ - Tin Tức

Những lưu ý khi đi chùa cúng Phật

Ngày đăng bài: 20/08/2021

Đi chùa cúng Phật là tục lệ của các gia đình Việt từ xưa. Ngày càng phổ biến ở những năm gần đây.  Vừa giúp cho tâm tĩnh lạnh vừa để suy nghĩ lại những việc làm trong năm vừa qua. Cũng như để cầu mong một năm mới mưa gió thuận hòa, gia đình an vui

Đi lễ chùa đầu năm của gia đình!

Không biết nhà các bạn ra sao? Nhưng nhà mình vẫn giữ một truyền thống là đầu năm mới từ thời ông bà nội cho đến mình phải hơn 3 đời rồi. Sáng mùng một, sau bữa cơm tết đoàn viên đầu năm là cả nhà sửa soạn đi chùa đầu năm để cầu An Lạc. Lễ vật đi chùa thường là hoa quả và bánh kẹo và đĩa xôi chay đỏ đã được chuẩn bị từ cuối năm trước. Đối với  tôi và mẹ thường cầu mong cho cả gia đình một năm mới bình an, con cháu thảo hiền, kính trên nhường dưới.

Không những đầu xuân, một năm vào các ngày lễ tôi cũng thường thu xếp để có thời gian đến chùa. Và cũng được vài bận được đi các ngôi chùa khác ở xung quanh. Chợt nhận ra mỗi ngôi chùa có một nét đặc sắc riêng. Có ngôi chùa thanh tịnh, hơn nhờ có bức tượng lớn Phật A Di Đà hoặc Quan Thế âm Bồ Tát tọa trên mái hoặc trước chùa như để che chở và cũng tăng thêm vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ như ngôi chùa Phật Quốc Vạn Thành, chùa Phước Thành An Giang, chùa Phật Lớn có tượng Phật Di Lạc, chùa Linh Ứng (Đà Nẵng), Chùa Hội Khánh (Bình Dương)... hoặc các sư thầy hiền lành và siêng đi làm điều phúc, cưu mang những trẻ bị bỏ rơi khi còn đang đỏ hỏn.

Tượng phật sơn đồng
Những lưu ý đi chùa cúng phật

Chùa là chốn linh thiêng!

Thế mới thấy chùa là nơi linh thiêng, cũng là nơi để cho dương gian được che chở xoa dịu nỗi khổ đau, mất mát của con người. Gần đây mình thấy mọi người bất bình khi thấy hình ảnh những cô gái đẹp mặc áo hai dây, váy ngắn đang vái lạy cúng Phật. Người thì trông cũng đẹp đấy mái tóc ngắn cá tính phù hợp với gương mặt. Áo mặc màu trắng không quá sặc sỡ như thế cũng được. Nhưng áo hai dây quần ngắn thì chỉ cần cuối xuống thì không biết thế nào? Có người vào chửi luôn là không được học hành tử tế, có người nói nặng hơn chắc là “người đẹp nhưng óc ngắn”.

Chuyện này nói mình lại nhớ đến bố mẹ cách đây khoảng hơn 15 năm về trước. Các đôi trai gái yêu nhau đến cả cái nắm tay cũng được xem là khó. Chỉ có liếc mắt mà nhìn thôi, hoặc chỉ nói vài ba câu chuyện trước mặt nhiều người. Nhưng giờ đây thì sống thử, sống trước hôn nhân kéo theo nhiều hệ lụy nạo phá thai đã làm ảnh hưởng đến khả năng được làm mẹ về sau.

Tượng phật quan thế âm bồ tát của làng Sơn Đồng
Tượng phật quan thế âm bồ tát dát vàng 9999 của làng Sơn Đồng

Các cụ xưa thường dặn “chiếc áo không làm nên người thầy tu”. Ý nói ở đây không quan trọng lắm về cách ăn mặc của con người. Chỉ cần mặc sao người mặc cảm thấy thoải mái và đẹp mắt mình và người đối diện là được. Nhưng điều đó không được gọi là đúng ở những nơi có tôn ti trật tự và linh thiêng giống như ở các ngôi chùa được. Vì vậy khi đến ở nơi đặc biệt quan trọng đông người hãy tập cho mình các ăn mặc chỉnh chu và nói năng đứng đắn thay vì các nói suồng sã.

Mình cũng được đi các chùa trong nước. Chưa có ngôi chùa nào yêu cầu về cách ăn mặc cho các chúng sinh cả. Hoặc nếu có ghi thì để ở nơi mà người vào không để ý thì cũng khó mà có thể đọc được. Nếu như bạn đi đến thăm lăng bác bạn sẽ thấy hàng chữ về cách ăn mặc được ghi rất rõ và chỉ cần xếp hàng là có thể nhìn thấy. Chùa là nơi thanh tịnh là chốn thiêng liêng thờ Phật Tổ Như Lai , Phật A Di Đà bằng gỗ …có công khai sáng trí nhãn của con người. Thành kính với các đức Phật há chẳng phải là việc đáng nên làm hay sao.

Tượng quan thế âm bồ tát phần mộc đẹp có hồn
Tượng quan thế âm bồ tát sơn giả cổ điêu khắc tinh xảo có hồn

Bạn có còn nhớ không? 11 giờ ngày 20 tháng 4 (nhuần) Mậu Ngọ (11-6-1963) tại ngã tư Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt thành phố Hồ Chí Minh hòa thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu mình. Đây được xem là một hành động tôn kính với đức Phật và cũng là đòn cảnh cáo chính quyền Ngô Đình Diệm khi Diệm có ý không thành kính với Phật. Trong sử sách có ghi lại rất chi tiết rằng thi hài của ông đã được hỏa táng lại, nhưng trái tim của ông thì vẫn còn nguyên. Đây được coi là biểu tượng của lòng từ bi, dẫn đến việc giới Phật tử suy tôn ông thành một vị Bồ Tát của Việt Nam. Vậy thử hỏi các vị rằng việc ăn mặc hở hang được xem có phải biểu hiện của hành vi thiếu tôn trọng đến đức Phật không? Vì vây trước khi đi chùa cúng Phật bạn phải mang thành kính của mình trước đức Phật qua cách sửa soạn quần áo, lễ vật.

Những lưu ý khi đến đi chùa cúng Phật:

Trang phục

Trang phục nên nhã nhặn, không quá lòe loẹt, ăn mặc hở hang, tránh những quần áo cổ hở sâu. Đầu tóc gọn gàng nên được buộc thay vì để xõa.

Lễ vật cúng phật nên là đồ ăn chay

Có thể như: đĩa xôi chay, chè kho, bánh kẹo hoặc oản. Quả tươi (các quả không có gai,chín mọng, màu sắc tươi sáng) không lựa những quả dập. Cần rửa sạch quả trước khi mang đi chùa cúng Phật.

Hoa lễ phật

Trong Đà La Ni Tập Kinh, quyển 6 chép: “Hoa có mùi hôi, cây gai sanh hoa, hoa có vị đắng cay, hoa không có tên… đều không nên đem cúng. Chọn các bông hoa có mùi thơm nhẹ nhàng, dễ chịu, màu vàng hoặc màu đỏ tượng trưng cho đức Phật. Vì vậy khi cúng phật ban cần nên chọn các loại hoa như: mẫu đơn, hoa sen, hồng thắm, cúc đại đóa, Hoa hồng đỏ, Hoa mẫu đơn, Hoa huệ.

Khi đi chùa cúng các vị phật tổ như phật Tổ Như Lai, Phật A Di Đà, Phật Quan Thế Âm Bồ Tát cần lựa các loại hoa sen, hoa Sala, hoa Mẫu Đơn, hoa Lay ơn màu vàng hoặc màu đỏ.

Phật A Di Đà bằng gỗ mít
Phật A Di Đà bằng gỗ mít tinh xảo của làng Sơn Đồng

Khi cúng cũng cần nhớ

Ba vái, 3 lạy trong quan niệm Phật giáo tượng trưng cho lễ ba ngôi Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng. Một lạy để nhớ ơn, kính ngưỡng Đức Phật soi sáng, chỉ đường để chúng sinh thoát khỏi kiếp khổ đau luân hồi, tìm thấy an nhiên miền cực lạc. Lạy thứ hai tượng trưng cho Pháp - những lời vàng ý ngọc mà Phật truyền tụng lại, nguyện ý thực hiện những lời răn dạy quý báu để hướng tới chân tâm, học Phật soi mình. Lạy thứ 3 tượng trưng cho Tăng - dẫn dắt chúng sinh trên con đường đạo, giúp chúng sinh gần gũi, thấu hiểu hơn với Phật pháp.

Nếu có thể bạn nên thắp 3 nén hương trước khi vái lạy phật. Bởi một số chùa các nhà sư đã thắp nên bạn không được thắp thêm nữa. 

Lưu ý: Có một điều bạn hãy nghi nhớ đó là mâm cao cổ đầy không bằng việc thành tâm. Cho nên khi vái lạy dưới chân người cũng phải thành tâm, giữ tâm thanh tịnh. Không màng tới thế sự đến những hơn thua thiệt mất ở thế giới hư vô.

Hoàn thiện sản xuất, thi công và lắp đặt cung thờ, thếp vàng 9999
10
01/2022

Hoàn thiện sản xuất, thi công và lắp đặt cung thờ, thếp vàng 9999
Tổng quan công trình Tên công trình: Phòng thờ Biệt thự liền kề. Địa điểm: Cầu Giấy – Hà Nội. Chất liệu sử dụng: Gỗ Hương đá nhập khẩu. Hình thức sơn: Sơn son thếp vàng. Chất liệu thếp: Vàng ta (9999). Chi phí: Liên hệ (Đt: 0983.500.117). Bối cảnh Vào tháng 5-2021, được sự [...]
Xem thêm
Sản xuất điện tượng Tam Tứ phủ tại Sơn Dương - Tuyên Quang
05
05/2023

Sản xuất điện tượng Tam Tứ phủ tại Sơn Dương - Tuyên Quang
Tổng quan công việc Tên công trình: Điện tượng Tam Tứ phủ. Địa điểm: Sơn Dương, Tuyên Quang. Chất liệu sử dụng: Gỗ Mít ta. Hình thức sơn: Sơn son thếp vàng, phấn phủ vẽ. Chất liệu thếp: Vàng Đài Loan. Tình trạng: Đã bàn giao. Chi phí: Liên hệ (Đt + Zalo: 0983.500.117). Hình [...]
Xem thêm
Tô lý, tu sửa toàn bộ Đồ thờ, tượng Thánh cho Đền Phủ tại Lạng Sơn
24
07/2023

Tô lý, tu sửa toàn bộ Đồ thờ, tượng Thánh cho Đền Phủ tại Lạng Sơn
Tổng quan công việc Tên hạng mục: Tô lý, tu sửa (sơn sửa lại) đồ thờ và tượng phật. Địa điểm: Thị trấn Đồng Đăng, Lạng Sơn. Chất liệu sử dụng: Theo hiện trạng. Hình thức sơn: Sơn son thếp vàng truyền thống. Tình trạng: Đã nghiệm thu. Chi phí: Liên hệ (Đt + Zalo: [...]
Xem thêm
Bàn giao điện tượng Tam tứ phủ cùng Khám thờ tại Đà Nẵng
16
01/2024

Bàn giao điện tượng Tam tứ phủ cùng Khám thờ tại Đà Nẵng
Tổng quan công việc Tên sản phẩm: tượng Thánh và khám thờ. Địa điểm nhận: Cẩm Lệ, Đà Nẵng. Chất liệu sử dụng: gỗ mít. Hình thức sơn: Sơn son thếp vàng truyền thống. Tình trạng: Đã bàn giao. Chi phí: Liên hệ (Đt + Zalo: 0983.500.117). Hình ảnh thực tế quá trình và hoàn [...]
Xem thêm
Tranh thờ Tứ phủ bằng gỗ mít, sơn son thếp vàng
12
04/2024

Tranh thờ Tứ phủ bằng gỗ mít, sơn son thếp vàng
Tổng quan công việc Tên sản phẩm: Tranh thờ Tứ phủ. Địa điểm nhận: Vinhome Smart City Tây Mỗ. Chất liệu sử dụng: Gỗ Mít. Hình thức sơn: Sơn son thếp vàng. Tình trạng: Đã bàn giao. Chi phí: Liên hệ (Đt + Zalo: 0983.500.117). Hình ảnh thực tế quá trình và hoàn thiện Xem [...]
Xem thêm
Tượng Thánh (thờ tứ phủ) cùng bài vị thờ, chất liệu gỗ mít
02
04/2024

Tượng Thánh (thờ tứ phủ) cùng bài vị thờ, chất liệu gỗ mít
Tổng quan công việc Tên sản phẩm: Tam toà Thánh Mẫu, ban Trần Triều, ban Sơn Trang, cùng Bài vị (Ngũ vị Tôn Quan, tam Thánh Hoàng, cô Bơ cô Chín) và Khám tượng. Địa điểm nhận: Tp Hải Phòng. Chất liệu sử dụng: Gỗ Mít. Hình thức sơn: Sơn son thếp vàng. Tình trạng: [...]
Xem thêm
Tượng Quan Âm toạ Sơn dáng cổ, sơn thếp giả cổ
06
04/2024

Tượng Quan Âm toạ Sơn dáng cổ, sơn thếp giả cổ
Tổng quan công việc Tên sản phẩm: Tôn Tượng Quan Âm toạ Sơn. Địa điểm nhận: Bắc Ninh Chất liệu sử dụng: Gỗ Mít. Hình thức sơn: Sơn thếp giả cổ. Tình trạng: Đã bàn giao. Chi phí: Liên hệ (Đt + Zalo: 0983.500.117). Hình ảnh thực tế quá trình và hoàn thiện Xem thêm [...]
Xem thêm
Hoàn thiện cỗ Kiệu Long Đình cho UBND xã Tiên Châu, Quảng Nam
16
04/2024

Hoàn thiện cỗ Kiệu Long Đình cho UBND xã Tiên Châu, Quảng Nam
Tổng quan công việc Tên sản phẩm: Kiệu Long Đình (bốn người khiêng). Địa điểm nhận: UBND xã Tiên Châu, tỉnh Quàng Nam. Chất liệu sử dụng: Gỗ Dổi. Hình thức sơn: Sơn son thếp vàng. Tình trạng: Đã bàn giao. Chi phí: Liên hệ (Đt + Zalo: 0983.500.117). Hình ảnh thực tế quá trình [...]
Xem thêm
Đôi Ngựa thờ gỗ mít, sơn son thếp vàng truyền thống
22
03/2024

Đôi Ngựa thờ gỗ mít, sơn son thếp vàng truyền thống
Tổng quan công việc Tên sản phẩm: Ngựa thờ. Địa điểm nhận: Thành phố Hồ Chí Minh. Chất liệu sử dụng: Gỗ mít. Hình thức sơn: Sơn son thếp vàng. Tình trạng: Đang hoàn thiện. Chi phí: Liên hệ (Đt + Zalo: 0983.500.117). Hình ảnh thực tế quá trình và hoàn thiện Sản phẩm hiện [...]
Xem thêm

Thư viện mẫu

Không gian Thờ cúng là chốn tôn nghiêm, trang trọng. Là nơi lưu giữ nguồn cội, khơi gợi lòng tự hào, nhắc nhở mỗi người hướng về cội nguồn và sống sao cho xứng đáng với Tổ tiên. Với mong muốn giữ gìn bản sắc dân tộc, hướng tới đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, Đồ Thờ Làng Sơn Đồng.com tổng hợp và giới thiệu một số mẫu không gian thờ đẹp, thiết kế phù hợp cho từng không gian từ truyền thống đến hiện đại.

Liên hệ ngay
với chúng tôi