Tìm hiểu ý nghĩa của rồng
Ngày đăng bài: 01/11/2021
Ý nghĩa của Rồng trong đời sống là gì? Từ lâu bạn đã thấy Rồng là hình ảnh rất quen thuộc đối với mọi người: Qua câu chuyện kể của bà về “con Rồng cháu tiên", hay hình ảnh con vật bay uốn lượn trên các đồ vật bằng sứ được dùng ở phòng thờ.
Rồng trong các tác phẩm nghệ thuật
Rồng được khắc họa ở các bức tranh, tượng bằng gỗ hay bức đá, đồng... được các nghệ nhân khắc họa thật tài tình khéo léo đến từng chi tiết. Nên dù bạn chưa từng tận mắt chứng kiến bạn có thể thấy nó quen thuộc và rất uy nguy.
Ý nghĩa của Rồng trong phong thủy
"Long Lân Quy Phượng" là những linh vật thường được sử dụng ở phòng thờ. Long ở đây có nghĩa là rồng. Là linh vật hàng đầu trong 4 linh vật trấn an, hưng thịnh tạo của cải cho con người.
Vì vậy, trong phong thủy, Rồng rất được coi trọng. Nên những vật phẩm tạc hình Rồng thường được đặt ở những vị trí trang trọng nhất. Có tác dụng trấn hưng, giúp gia chủ gặp nhiều may mắn trong công việc, giải trừ tiểu nhân. Chính vì vậy ở phòng thờ thường được trang trí các vật phẩm tạc các hình tượng con Rồng như: Câu đối chạm Rồng, Cột chạm Rồng, Cửa võng chạm Rồng, Phòng thờ chạm Rồng. Vừa có tác dụng mang lại may mắn tiền tài và danh vọng, cũng như tạo thế uy nghi cho gia chủ.
Các vật phẩm phong thủy bằng Rồng có thể là đá, hoặc gỗ, tranh, đồng. Nhưng có lẽ bằng gỗ mới có thể toát lên hết được vẻ đẹp và uy nguy của Rồng.
Rồng có ý nghĩa như thế nào trong Phật giáo
Bạn có thể thấy Rồng là con vật rất hung tợn, đặc biệt là phần móng vuốt, răng, đuôi... Bởi nó là sự kết hợp của các con vật nhanh nhẹn, thông minh, dũng mãnh: Thân của Rắn, vảy Cá chép (81 vảy dương và 36 vảy âm), đầu Lạc đà, mắt Tôm hùm, bụng con Giao, gan bàn chân của con Hổ, vuốt của chim Ưng, mũi, bờm đuôi của Sư tử, sừng Nai chĩa ngược ra sau.
Nhưng đừng vì thế mà nghĩ rằng Rồng là con vật hung dữ, đó được xem là con vật giúp con người. Theo như truyền thuyết thì Chín con Rồng (cửu Long) phun nước tắm cho Thái tử (đức Phật) khi mới đản sinh, Rồng che mưa cho Phật, Long nữ thành Phật...
Ý nghĩa của Rồng trong văn hóa
Rồng tượng trưng cho sức mạnh và quyền uy, là con vật có nhiều sức mạnh nhất. Có thể giúp con người hô mưa, gọi gió, cưỡi mây; được xem là con vật của trời, có quyền năng tối cao nhất.
Không chỉ áo khoác bào, mũ của các Vua chúa ngày xưa đều phải được thêu hình Rồng. Được gọi là áo Hoàng Bào, Long Bào. Và chỉ có những người nghệ nhân giỏi nhất, có thâm niên mới được phép thêu Rồng cho vua.
Ý nghĩa của Rồng như thế nào với dân tộc Việt Nam
Con Rồng cháu Tiên là câu chuyện mà hầu như ai cũng thuộc hết. Câu chuyện ca ngợi người Việt Nam là con của vua Lạc Long Quân thuộc dòng dõi Rồng, lấy nàng tiên Âu Cơ.
Ngày xưa điện Thái Hòa của Kinh thành Huế có chạm khắc họa tiết Rồng. Thì ngày nay nhiều Đình chùa đã thêm các họa tiết hình Rồng bay hoặc uốn lượn.
Ngoài Cửu Long, bến Nhà Rồng thì Thăng Long được biết đến với nghĩa là thành Rồng. Trong sử cũ có chép lại rằng, sau khi Lý Công Uẩn rời đô về Hà Nội. Ông thấy có hình Rồng bay lên, nên từ đó gọi là Thăng Long hay gọi là kinh thành Thăng Long như mọi người vẫn thường nhắc đến.
Các hình tượng khác của Rồng
Độc Long (1 Rồng), lưỡng Long chầu Nguyệt (2 con Rồng chầu mặt trăng), ngũ Long (5 Rồng), cửu Long (9 Rồng), Long sai (1 ổ Long gồm nhiều Rồng quấn quýt với nhau nói lên sự đầm ấm, hạnh phúc). Những tác phẩm có Rồng của Làng đồ thờ Sơn Đồng đều được khắc họa sắc nét các chi tiết để toát lên vẻ đẹp uy nguy của linh vật.
Hình ảnh Rồng trong các tác phẩm của Đồ thờ làng Sơn Đồng
Chúng tôi tự hào là làng nghề hơn nghìn năm tuổi, với nghề thổi hồn vào những khối gỗ vô tri. Đồ thờ làng Sơn Đồng hiện nay đã tạo ra những tác phẩm Rồng uy nguy, dũng mãnh và uốn lượn đẹp mắt, trang trọng. Các tác phẩm Hoành phi Câu đối chạm Rồng, Cửa võng chạm Rồng, Bàn thờ chạm Rồng...
Nếu như bạn đang muốn sở hữu những tác phẩm chạm Rồng trong phòng thờ (không gian thờ hình rồng cuốn), hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn:
• Tư vấn & chăm sóc khách hàng: 0983.500.117
• Tổ hợp xưởng Sản xuất (mộc và sơn): Thôn Thượng, xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội
• Website: dotholangsondong.com
• Fanpage: www.facebook.com/langsondong.dotho
• Email: dotholangsondong@gmail.com