Tại sao đồ thờ gỗ mít thường được ưa chuộng - đồ thờ Sơn Đồng
Ngày đăng bài: 19/04/2020
Thờ cúng Tổ tiên là một phong tục truyền thống từ xa xưa của Người Việt Nam - một trong những nét phong tục đẹp, mang tính nhân văn sâu sắc. Đó là lý do mà người xưa nay rất coi trọng thờ cúng, việc lựa chọn đồ thờ gỗ mít ra sao được chăm chút một cách cẩn thận.
Bàn thờ gia tiên là nơi tôn kính và đòi hỏi sự trang trọng, vì thế chúng ta không thể sử dụng các loại đồ thờ, bàn thờ có khí lạnh, ánh kim như: sắt, thép, hay đồ inox, thậm chí chất liệu kính… để làm bàn thờ. Bởi trong quan niệm người Việt, cũng như trong phong thủy, những vật dụng kim khí này thường không đem lại trường khí tốt, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và tài vận của gia chủ nói chung và ảnh hưởng đến sự linh thiêng nói riêng. Do đó, chất liệu phù hợp để làm bàn thờ nhất thiết phải là chất gỗ tự nhiên. Tuy nhiên, không phải cây gỗ tự nhiên nào cũng có thể sử dụng để làm ban thờ, trong số các dòng gỗ thì chỉ có đồ thờ Gỗ Mít đáp ứng được những tiêu chí đó.
Tính chất của cây mít
Cây mít cũng như cây tre, loại dễ trồng có khả năng thích nghi tốt, chịu hạn giỏi, không kén đất, kể cả khi trồng ở những nơi đất đai cằn cỗi, sỏi đá thì nó vẫn sinh sôi. Thể hiển cho sự kiên cường, mạnh mẽ, rắn chắc, giống như tính cách của người dân Việt Nam luôn cố gắng vươn lên trong mọi hoàn cảnh, dù là ngặt nghèo nhất, khó khăn nhất. Hơn thế nữa, cây mít còn mọc quả từ chính thân cây - nó tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở.
Bản thân cây mít mang ý nghĩa tâm linh - hình ảnh của thần, phật
Một câu chuyên được ông cha ta kể lại rằng: Vào năm Minh Mạng thứ 17, sau khi đúc xong Cửu Đỉnh, nhà Vua đã cho chạm hình một Cây Mít lớn vào Cao đỉnh - đỉnh đồng đặt ở giữa, để tượng trưng cho sự vĩ đại của nhà Vua, kèm theo chữ Ba la mật (tục danh quả mít, còn có tên “Nẵng gia kiết”). Từ đó, hình ảnh cây mít với những ý nghĩa nhất định được lưu truyền trong dân gian.
Hình ảnh cây mít từ đó trở nên gần gũi, thân quen, biểu hiện cho sự trân trọng của nhà vua đối với một thứ cây quê hương, chân chất mà cao quý.
Hơn nữa, bàn thờ tổ tiên luôn gợi lên một chiều sâu tâm linh, thể hiện sự biết ơn, trân trọng những người đã từng sống và đã từng cống hiến, đồng thời là niềm tự hào của gia chủ về tổ tiên và về cách giáo dục con cháu, chính vì vậy gỗ mít vừa thể hiện sự sum vầy con cháu lại nói lên sự giàu sang, sự đủ đầy của một gia đình, một dòng tộc. Đó là lý do vì sao bàn thờ gia tiên, án gian, tủ thờ, tượng phật... trong các nhà chùa, nhà thờ họ, nhà thờ tại gia thường được làm bằng gỗ mít.
Loại gỗ không mọt, lại có mùi thơm
Như chúng ta đã biết những dòng gỗ tự nhiên thường có mùi thơm đặt trưng riêng - một mùi thơm nhẹ nhàng của cây rừng, mùi của đất, mùi của thiên nhiên... gỗ Giáng Hương cũng là loại gỗ có mùi thơm đặc biệt, nhưng dòng gỗ này không thể dùng để đóng bàn thờ bị khá dễ vong vênh, co giãn. Và gỗ mít khắc phục được nhược điểm này, vì chất gỗ mít không hề bị mối mọt, cong vênh, co giãn mà lại có mùi thơm đặc trưng, hơn nữa, gỗ mít còn biểu trưng cho sự giàu có, đủ đầy, sự sinh sôi phát triển dồi dào.
Gỗ mít nhẹ lại mềm dẻo, có tính chất cơ lí khá ổn định, không mối mọt, ít cong vênh mà mặt gỗ lại mịn.
Gỗ có màu vàng sang
Gỗ mít lại có màu vàng sang - biểu tượng cho sự hưng thịnh của nhà phật. Gỗ mít càng để lâu càng có giá trị, gỗ dần chuyển sang màu sẫm đỏ rất đẹp, phù hợp để làm ban thờ, bàn thờ... Ngoài gỗ mít, cũng có thể dùng gỗ Vàng Tâm, hay Dổi để đóng ban thờ... chúng đều có mùi thơm nhẹ, hương của nó cũng có phần nào đó gần mùi trầm, mùi hương phù hợp với việc dùng làm bàn thờ.
Lưu ý: Khi làm bàn thờ cần tránh lựa chọn các loại gỗ cứng, khó chạm khắc, uốn nắn và dễ mối mọt vì bàn thờ được làm để sử dụng trong thời gian dài.
Các đồ thờ quan trọng thường được làm bằng gỗ Mít, gỗ Dổi, Vàng tâm hoặc gỗ Gụ?
Trên thực tế thì gỗ mít đã đáp ứng được các yêu cầu cao để làm các đồ thờ quan trọng như khám thờ, cửa võng, các loại kiệu. Đối với các công trình thờ cúng công cộng như đình chùa, từ đường, với tiềm lực tài chính và công sức của cả cộng đồng thì người ta thường sử dụng các loại gỗ tốt khác như Dổi, Vàng tâm, Hương và Gụ để làm các đồ thờ. Trong quá trình trùng tu phục dựng các đồ thờ cúng cổ, chúng tôi đã gặp các cỗ kiệu long đình, kiệu bát cống, cả ngai khám của các làng cổ, đều được làm bằng gỗ dổi, trải qua hàng trăm năm vẫn không bị mục.
Ngày nay, mít bị khai thác thái quá phục vụ thị hiếu của người dân nên trở lên khan hiếm và đắt đỏ. Trong khi đó, với giao thông thuận lợi thì các loại gỗ Dổi, Vàng tâm trở lên rẻ hơn trước rất nhiều, thậm chí rẻ hơn mít.
Do đó, khi đến với đồ thờ Sơn Đồng, khách hàng sẽ được tư vấn lựa chọn loại gỗ phù hợp với sản phẩm (như đồ thờ gỗ mít, bàn thờ, cuốn thư, cửa võng, hoành phi câu đối... hay các pho tượng phật, tượng tam tứ phủ...).
Ngoài những sản phẩm đồ thờ bằng gỗ Mít chúng tôi nhận làm những sản phẩm bằng các chất liệu gỗ khác. Mọi chi tiết mời liên hệ trực tiếp để được tư vấn miễn phí.
*Bài viết có tính chất tham khảo cho những người quan tâm.