Làm Hoành phi - Câu đối dễ hay khó?
Ngày đăng bài: 13/09/2021
Làm Hoành phi - Câu đối là như thế nào? Tại sao ngoài tạc tượng phật, bàn thờ làng nghề Sơn Đồng nổi tiếng với những Câu đối - hoành phi đẹp. Bạn dễ dàng nhận ra khi bức Hoành phi - câu đối với những bức khác.
Nét chữ nét người
Như các bạn đã biết, chữ ở các bức tượng phật hay ở các câu đối đều là những chữ Hán. Nhiều lần thấy ông ngoại và cha vẽ những nét chữ trên khúc gỗ trước khi chạm trổ tôi thấy hứng thú nên xin học theo. Mặc dù nhiều lúc tôi tự hỏi mình tôi có thể học được không? Bởi không giống như chữ Quốc Ngữ. Chữ phải có nét thanh và nét đậm. Mà còn kiểu như rồng bay phượng múa nữa chứ.
Đúng như những gì tôi dự đoán. Nó không hề dễ dàng chút nào đâu nhé. Làm sao để để cho có nét thanh và nét đậm và người nhìn thấy thanh thoát thì chữ mới gọi là đẹp. Khoảng 3-4 ngày đầu tôi làm quen nét chữ, và tập viết. Có hôm chỉ viết được một chữ mà thôi. Sau này mới biết rằng nếu muốn viết đẹp có hồn thì tâm phải thư thái không suy tư. Từ đó chữ của tôi cũng đươc cải thiện dần lên. Có ngày tôi viết được 3 chữ. Sau khoảng 1 tháng tôi đã viết được 5 chữ một ngày. Giờ tôi mới biết những ông đồ cho chữ ngày tết phải giỏi như thế nào, chữ nào cũng đẹp và có thể viết được nhiều chữ đến vậy.
Lần đầu tiên viết chữ lên Hoành phi - câu đối để làm
Viết chữ lên tấm gỗ Hoành phi- câu đối là cách làm truyền thống mà chúng tôi vẫn thường làm. Sau khi nét chữ đã được khen rất nhiều, và khi đã viết thạo. Ông đã cho phép tôi được viết chữ lên đó. Cảm giác tôi xúc động lắm vì lần đầu tiên được viết chữ lên gỗ. Đối với nhiều người thì nó chỉ là vật vô tri vô giác, nhưng với ông tôi đó là cái gì cao cả, thiêng liêng lắm. Chẳng thế mà tuy 40 năm trong nghề, những bức tượng sau khi làm xong, tôi thấy ông đều mỉm cười và ánh mặt sáng hơn.
Nhưng có sự động viên của ông tôi mạnh dạn cầm bút viết. Không dễ như tôi nghĩ. Miếng gỗ làm hoành phi câu đối này vừa mới được xẻ từ thân gỗ to nên thô ráp, xù xì từ vết cưa. Không dễ dàng như viết trên giấy. Tôi cảm thấy rất căng thẳng. Ông đứng kế bên, nhận ra được điều đó, ông động viên “bằng tuổi cháu ông chưa được viết lên đây đâu nhé” tuy vui nhưng tôi vẫn còn một chút căng thẳng.
Nét vẽ đầu tiên trên Hoành phi - câu đối làm tôi xúc động
Dù có thể là nét vẽ ở trên giấy của tôi thực sự đã làm ông và cha không ngớt lời khen. Cộng thêm tôi đam mê vẽ nên tôi vẽ trên nhiều chất liệu như phên, vải vẫn là rất đơn giản. Nhưng tôi cảm giác như điều đó chưa đáng kể so với việc tôi vẽ trên khúc gỗ. Dù là nét bút của tôi có thể chỉnh sửa được. Mới biết những điều mà tôi đã học được từ vẽ vẫn chỉ là hạt cát so với những đại dương mênh mông ngoài kia. Và dần dần tôi cũng được viết trên khúc gỗ nhiều hơn là trên giấy. Thấy mỗi ngày mình tiến bộ chút ít nhưng xem chừng vẫn còn kém xa ông ngoại và cha nhiều lắm.
Ngoài viết như thế nào cho đẹp, tôi còn phải chú ý viết như thế nào cho cân đối để ông có thể chạm khắc những họa tiết bên cạnh.
Làm hoành phi câu đối có dễ không?
Đó chỉ là một phần nhỏ, còn để tạo ra được bức hoành phi câu đối ấn tượng tương ứng với mẫu câu đối cũng còn phải sáng tạo nữa nhé. Nào là họa tiết phải hài hòa cần đối. Giống như bức tranh cần phải màu sắc hài hòa cân đối thi mới có thể được nhiều người chiêm ngưỡng được. Đặc biệt hoành phi và câu đối là để ở nơi gia tiên. Nơi mà ai cũng có thể nhìn và nhận ra được. Và càng để thờ lại càng phải thận trọng và tỉ mỉ.
Niềm vui khi làm đồ thờ của ông và cha tôi
Sau khi nhìn và quan sát ông và cha làm nhiều hơn tôi mới biết đây là một nghề vất vả. Nhưng tôi biết dù cho có thế nào thì ông và cha vẫn rất yêu nghề. Chỉ trừ khi cha có công chuyện và lúc nghỉ ngơi ra. Tôi thường thấy ông luôn cầm dùi và đục hàng ngày. Nhiều khi tôi thắc mắc tại sao nhà mình lại chọn làm đồ thờ cho cực mà không phải làm nghề gỗ đơn giản khác. Và tôi cũng thấy mình yêu hơn khi một lần được tâm sự cùng ông.
- Ông ơi, ông yêu thích gỗ lắm ạ.
- Đúng rồi cháu, sao cháu hỏi ông như vây?
- Cháu thấy nó khó hơn so với việc cháu ngồi làm phép tính chia. Cháu thấy có khi ông phải mất cả tuần mới xong. Trong khi bài toán khó cháu 1h đã hoàn thành (toán là môn tôi học dốt nhất). Chữ cháu viết trên giấy đẹp mà viết trên gỗ có đẹp đâu. Cháu không hề thích nó.
- Nó không khó như cháu nghĩ đâu. Đúng rồi cháu ạ. Làm cái gì cũng phải yêu nghề thì mới thấy vui với nghề. Nhưng đã làm nghề làm đẹp cho người, cho đời thì phải làm chỉn chu từng chi tiết cháu nhé. Cháu đừng nói những khúc gỗ mít vô hồn nhé. Lại đây ông chỉ cho.
Ông lặng lẽ đứng bên bức tượng phật A Di Đà bằng gỗ mít mà tôi thấy mình có nhìn nhầm không? Trông đẹp như người Phật thật, nét mặt, ánh mắt của người nhìn và đặc biệt miệng thoáng cười của tấm lòng cứu độ chúng sinh của Bồ Tát Quan Âm.
Tôi đã nhầm khi nói những bức tượng hay những câu đối, bàn thờ đều vô hồn. Chúng trở nên kỳ diệu khi qua bàn tay của ông và cha.
Những điều ông dạy tôi chỉ thấm thía khi được ông dạy cho cách cầm dùi và đục. Cách đi nét như thế nào cho thanh, bởi chỉ cần sai một chi tiết thôi nó cũng ảnh hưởng đến vẻ đẹp của bức tượng. Đặc biệt là khi làm phải buông bỏ mọi thứ để tâm tĩnh lặng thì bức tượng mới đẹp. Bảo sao mỗi lần ngắm ông tô tượng tôi lại thấy ông như nghệ sĩ đang vẽ một bức tranh sống động mặc dù chúng đều chỉ là một mảng màu mà thôi. Và từ đó tôi chăm chỉ miệt mài học mà không biết yêu nghề từ khi nào.
Lần đầu tiên tôi làm hoành phi câu đối
Đây có thể là sự kiện mà tôi không bao giờ quên sau sinh nhật lần thứ 16. Sau khi thi học kỳ 2 xong tôi được ông chỉ dạy nhiều hơn. Sau 2 tuần tôi chính thức được cầm dùi và đục để chạm khắc hoành phi câu đối bằng gỗ mít. Cùng với những chỉ dẫn chu đáo từng bước của ông, tôi đã hoàn thành được hoành phi câu đối. Nét chạm khắc đó tuy không bằng ông nhưng ông có vẻ hài lòng vì ông chỉ cần chỉnh sửa lại đến 4 đường nét mà thôi. Mà bố cùng các nghệ nhân trong làng cũng thấy nó như có hồn. Tôi vẫn còn nhớ ánh mắt bố ngạc nhiên khi biết tôi làm. Bởi ở tuổi tôi bố chỉ mới được dạy cách cầm chứ chưa được thực hành.
Niềm hạnh phúc của tôi
Ai cũng khen tôi có năng khiếu. Nhưng tôi nghĩ năng khiếu chưa hẳn đã là tất cả đối với cái nghề đồ thờ này. Mà chính là bởi tình yêu mới giúp tôi đam mê như ông và cha được. Đường nét phải tỉ mỉ để cho ra những tác phẩm tinh xảo nhất. Mà mọi người vẫn gọi là kiệt tác. Tôi cũng học được tính kiên trì và nhẫn nhục khi làm nghề này. Tôi thấy rất tự hào khi tôi đứng thứ 6 trong danh sách nghệ nhân làng đồ thờ Sơn Đồng.
Các mẫu hoành phi câu đối của chúng tôi bao gồm:
Bạn hãy liên hệ trưc tiếp với chúng tôi theo số hotline: 0983 500 117 để được tư vấn miễn phí. Cảm ơn quý khách đã tin tưởng và lựa chọn chúng tôi.